Staycation là các kỳ nghỉ được thực hiện ngay tại nhà, thành phố sở tại hoặc địa điểm lân cận, có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi và thư giãn mà không tốn quá nhiều thời gian di chuyển
ĐÒN BẨY CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÔNG KHÓI
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn tiến phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, staycation được xem là lời giải cho bài toán duy trì hoạt động du lịch, cũng như phát triển kinh tế địa phương.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch toàn cầu thất thoát 1.300 tỷ USD vào năm 2020 vì đại dịch, trong khi ngành hàng không – khách sạn đối mặt với làn sóng hủy chuyến và trống phòng. Sau thời gian đóng băng các hoạt động du lịch, nhiều quốc gia bắt tay vào phục hồi ngành công nghiệp “không khói” với giải pháp chú trọng thị trường nội địa. Đây cũng là lúc mô hình staycation – du lịch tại chỗ – nhận được sự quan tâm của tín đồ xê dịch trên toàn thế giới.
Trong báo cáo triển vọng và tiềm năng của xu hướng staycation, JLL Việt Nam nhận định xu hướng du lịch này đang nở rộ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Thực tế, mô hình staycation không mới. Nếu “kỳ nghỉ” (vacation) được hiểu là một chuyến đi dài ngày đến những nơi xa trong và ngoài nước thì “staycation” là các kỳ nghỉ được thực hiện ngay tại nhà, thành phố sở tại hoặc địa điểm lân cận, có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi và thư giãn mà không tốn quá nhiều thời gian di chuyển.
Đóng góp lớn của trào lưu staycation là mở ra cơ hội để người dân toàn cầu hiểu về du lịch theo cách đơn giản hơn. Du lịch không có nghĩa phải di chuyển quá xa nơi mình đang sống, trái lại, du khách có thể lựa chọn đắm mình trong không gian giải trí, tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp ngay tại thành phố quen thuộc; khám phá một điểm đến gần nhà mà họ chưa kịp đặt chân…
Theo đại diện Savills Hotels châu Á – Thái Bình Dương, đối tượng khách nội địa, đặc biệt là thế hệ trẻ (millennials và gen Z) ngày càng yêu thích xu hướng du lịch trải nghiệm hay còn gọi là “du lịch chậm” – một đặc trưng của mô hình staycation. Trong đại dịch, người trẻ có xu hướng kéo dài những chuyến nghỉ dưỡng nội đô, lựa chọn khách sạn chú trọng thiết kế, resort chăm sóc sức khỏe, khu nghỉ dưỡng phức hợp với trải nghiệm F&B (dịch vụ ẩm thực) độc đáo…
Tại Việt Nam, mô hình du lịch staycation còn thể hiện ở xu hướng sở hữu “second home” – ngôi nhà thứ hai – tại các thành phố lân cận. Nhiều người trẻ và gia đình hiện đại tìm kiếm second home ở các thành phố biển để tránh xa trung tâm thành thị khói bụi, ồn ào. Tâm lý muốn trải nghiệm, thư giãn cạnh biển trong những ngày cuối tuần hay dịp nghỉ lễ; cùng gia đình tận hưởng kỳ nghỉ thoải mái trong chính nhà mình mà không lo tình trạng hết phòng hay tăng giá… đã thôi thúc nhiều người sở hữu loại hình căn hộ nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch nổi tiếng.
Cũng trong công bố triển vọng và tiềm năng của trào lưu du lịch tại chỗ trong bối cảnh Covid-19, JLL Việt Nam cho rằng staycation nở rộ sẽ tạo ra lực đỡ cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Tại hội thảo Hỗ trợ quá trình phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, đại diện Savills Hotels châu Á – Thái Bình Dương khẳng định du lịch trong nước sẽ trở thành điểm tựa của thị trường thời gian tới, với tỷ trọng 85% khách du lịch nội địa.
Dù lượng khách từ trào lưu này không thể bằng khách du lịch quốc tế trước Covid-19, staycation vẫn mang đến động lực lớn về mặt tinh thần cho các đơn vị kinh doanh khách sạn, cũng như giúp kinh tế địa phương khởi sắc sau thời gian dài ảm đạm.
Theo các nhà phân tích, khi viễn cảnh du lịch trở về trạng thái trước Covid-19 còn xa vời thì việc thúc đẩy staycation có thể tăng tốc doanh thu trong ngắn hạn. Mô hình staycation với đặc điểm “du lịch chậm” khiến du khách kéo dài thời gian lưu trú, giúp nhiều doanh nghiệp du lịch địa phương và đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, resort có thêm thu nhập. Song song, người dân được ổn định sinh kế, đem đến công việc cho hàng nghìn lao động, hỗ trợ phát triển kinh tế và chia sẻ nguồn lợi giữa các khu vực kế cận.
Xét trên phạm vi rộng hơn, nhờ lợi nhuận đến từ hình thức du lịch staycation, địa phương có thêm thời gian và vốn để cải tạo cơ sở lưu trú, phát triển chuỗi cung ứng và quản lý du lịch, lên kế hoạch thực hiện các mô hình vui chơi – giải trí – nghỉ dưỡng mới nhằm tối ưu nguồn thu khi mở cửa trở lại. Không chỉ đóng góp vào kinh tế địa phương, mô hình staycation còn giúp người dân ý thức hơn trong việc bảo tồn văn hóa, tăng niềm tự hào và gắn kết cộng đồng, mở ra cơ hội giữ chân người trẻ ở lại phát triển quê hương.
Ở chiều ngược lại, xu hướng staycation giúp du khách có cơ hội tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần tại các điểm lưu trú chất lượng với mức giá hấp dẫn. Không khó nhận thấy sau khi đại dịch bùng phát, những địa điểm lưu trú cao cấp tại Hà Nội, TP.HCM, các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long… đã ra mắt gói kích cầu với mức giá giảm sâu để thúc đẩy du lịch nội địa; thu hút du khách bằng các dịch vụ đa trải nghiệm, mô hình du lịch mới…
Có thể nói staycation là xu hướng mang đến lợi ích cho nhiều bên, khi vừa giúp du khách hiểu biết hơn về văn hóa – thiên nhiên tại vùng đất quen thuộc, vừa giúp người dân bản địa có thêm thu nhập.
Một trong những động lực để mô hình staycation phát triển sâu rộng tại nước ta là chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động trên toàn quốc. Sau khi triển khai, một số tỉnh/thành phố ghi nhận lượng khách du lịch tăng cao như Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR), các tỉnh/thành phố đang đón đầu xu hướng nghỉ dưỡng gần nhà cũng như triển khai kích cầu nội địa, nhưng chỉ có số ít ghi nhận tăng trưởng du lịch, tập trung tại các tỉnh thành có biển. Không khó nhận thấy, sức hút để du khách đến những vùng đất này là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, ưu tiên trải nghiệm biển, sản phẩm du lịch mới lạ…
Là một trong ba “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2020” được bình chọn tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (ATF 2020), Quy Nhơn trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Bangkok Post từng dành 4 chữ S là Sun (mặt trời), Sand (bãi cát), Sea (biển) và đặc biệt là Serenity (sự thanh bình) khi nói về địa danh mới nổi Quy Nhơn. Với thiên nhiên hoang sơ, bãi biển cát trắng mịn, thành phố này còn vào top 10 điểm đến để nghỉ dưỡng trong mùa đông do tờ The Guardian của Anh bình chọn.
Một trong những lý do giúp Bình Định trở thành điểm sáng trên bản đồ nghỉ dưỡng Việt Nam là sự xuất hiện của nhiều khu du lịch nổi tiếng. Khách du lịch đến Quy Nhơn thường dành ít nhất 2-3 đêm trải nghiệm vẻ đẹp của bán đảo Phương Mai trước khi đến những địa điểm du lịch kế cận như khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa, đảo Hòn Khô, cù lao Xanh, đầm Thị Nại…
Không chỉ có thiên nhiên hoang sơ, bãi biển đẹp, trang CNN (Mỹ) ca ngợi thành phố Quy Nhơn là nơi “có mọi thứ mà du khách mong muốn”, bao gồm cả những khu nghỉ dưỡng chất lượng. Nơi đây còn có tên trong danh sách 20 địa điểm du lịch tốt nhất năm 2020 của Hostelworld – website đặt phòng lớn nhất thế giới.
Khi xu hướng nghỉ dưỡng gần nhà ngày càng được du khách nội địa và các nhà đầu tư quan tâm, nhiều resort, cơ sở lưu trú tại Quy Nhơn bắt đầu chuyển hướng, đặt trọng tâm phát triển bất động sản nghỉ dưỡng theo hướng tăng trải nghiệm, thêm mô hình giải trí sáng tạo.
Bổ sung vào danh mục các điểm đến đa trải nghiệm tại Quy Nhơn, Tập đoàn Danh Khôi vừa ra mắt khu đô thị biển Takashi Ocean Suite Kỳ Co với quy mô 8,3 ha. Dự án sở hữu vị trí đắc địa tại khu kinh tế Nhơn Hội thuộc bán đảo Phương Mai – nơi hội tụ nhiều lợi thế về phát triển du lịch, nằm liền kề các khu du lịch nổi tiếng như đảo Kỳ Co – Eo Gió, cồn Chim, hòn Sẹo, bãi Trung Lương… và được đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ.
Khác với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng truyền thống, trong lần ra mắt này, Tập đoàn Danh Khôi giới thiệu dòng sản phẩm căn hộ biển Ocean Suite độc đáo, với thiết kế kiến trúc – cảnh quan đậm phong cách Nhật Bản.
Để làm được điều này, Tập đoàn Danh Khôi đã bắt tay với đơn vị thiết kế nổi tiếng Kume Design Asia tạo nên không gian độc đáo mang bản sắc Nhật. Dự án sở hữu loạt tiện ích đa dạng, mô phỏng nét tinh hoa văn hóa của xứ sở phù tang. Điểm nổi bật là con đường trải nghiệm văn hóa Nhật Bản tại các khu công viên, tuyến phố đi bộ.
Đại diện Tập đoàn Danh Khôi cho biết, với những người trẻ hiện đại, luôn bận rộn với công việc thì nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí là không thể thiếu và staycation là một lựa chọn hấp dẫn. Đó là lý do Takashi Ocean Suite Kỳ Co được tập đoàn này đặt nhiều tâm huyết kiến tạo, với kỳ vọng trở thành điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí sôi động theo phong cách Nhật Bản tại Quy Nhơn.
“Đây chính là cơ hội để chúng tôi đón đầu đà tăng trưởng lâu dài, khi xu hướng du lịch tại chỗ – staycation – đang bùng nổ tại Việt Nam”, đại diện tập đoàn nhận định.
Du lịch – kinh tế Quy Nhơn đang ghi nhận thay đổi tích cực khi có sự vào cuộc của các nhà phát triển bất động sản lớn. Có thể nói, staycation không chỉ tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch mà còn là đòn bẩy thay đổi ngành công nghiệp “không khói” của địa phương, thông qua sự xuất hiện của những dự án khu đô thị biển, nghỉ dưỡng quy mô. Và sự xuất hiện của Takashi Ocean Suite Kỳ Co tại Quy Nhơn là một minh chứng rõ nét cho điều này.
Staycation là các kỳ nghỉ được thực hiện ngay tại nhà, thành phố sở tại hoặc địa điểm lân cận, có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi và thư giãn mà không tốn quá nhiều thời gian di chuyển