Trong bối cảnh người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe, việc tìm kiếm second home trên cao nguyên trở thành một xu hướng tất yếu. BĐS nghỉ dưỡng vùng núi hứa hẹn sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong vài năm tới.
Những “ngôi nhà thứ hai” với lợi thế cận kề các thành phố lớn đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh.
Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp diễn, nền kinh tế gặp những khó khăn nhất định, BĐS vẫn là kênh “trú ẩn” được nhiều người lựa chọn. Minh chứng là tháng 8 vừa qua, một khảo sát trên VnExpress về việc chọn kênh đầu tư thu hút 70.785 người tham gia, BĐS được lựa chọn nhiều nhất với 38%, xếp trên Tiết kiệm (27%), Vàng (17%) và USD (7%),…
Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đang giảm sâu. Ngoài lãi suất ưu đãi, việc sửa đổi Luật Xây dựng năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ năm 2021, hứa hẹn giúp thị trường sôi động trở lại trong năm tới. Những thay đổi trên sẽ là động lực lớn cho thị trường BĐS đón đầu sức mua, góp phần kích cầu tín dụng cuối năm.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, thời điểm này những sản phẩm đầu tư dài hạn và chất lượng vẫn sẽ hút nhà đầu tư bởi ít chịu ảnh hưởng của thị trường và đảm bảo được nguồn vốn. Đặc biệt là những sản phẩm BĐS xanh đáp ứng tốt nhu cầu về sức khỏe, an cư và đầu tư.
Second-home cự ly gần chiếm ưu thế
Tại Việt Nam, Covid-19 đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong hành vi của con người. Cụ thể, 47% người dân đã thay đổi thói quen ăn uống, hướng đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe, 60% thay đổi các hoạt động giải trí, hạn chế đến những nơi đông người, 70% xem xét lại nơi du lịch (Số liệu theo Nielsen Việt Nam công bố). Điều này có thể cho thấy ý thức về việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân.
Bên cạnh nhu cầu sống xanh, xu hướng đầu tư sau dịch cũng thay đổi mạnh. Nếu như trước dịch, các nhà đầu tư có xu hướng đánh bắt xa bờ, chuộng dòng BĐS nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch thì hiện tại họ ưa thích phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cự ly gần.
Trước Covid-19, thị trường du lịch phát triển mạnh, chi phí đi lại bị đẩy lên nhiều. Còn hiện tại, khách hàng có xu hướng cắt giảm các chi phí khi du lịch. Nhiều người không chỉ đi đôi mà còn đi ba, theo nhóm hoặc gia đình. Nếu chi phí đi lại chiếm quá nhiều, họ sẽ tính đến việc tìm các địa điểm gần để tiết kiệm chi phí.
Thêm vào đó, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn ra, việc đi lại bằng đường hàng không không thuận lợi thì các dự án có vị trí gần, dễ di chuyển bằng phương tiện cá nhân sẽ thu hút khách hàng hơn. Đây là cơ hội cho những dự án nghỉ dưỡng tại các địa phương lân cận Hà Nội, TP.HCM.
Bảo Lộc: Bất động sản xanh – an lành “lên ngôi”
Chỉ với 3 giờ di chuyển từ TP.HCM, ta có thể dễ dàng kết nối đến Thành phố Bảo Lộc – “Thiên đường khí hậu Đông Nam Á”. Cùng với Đà Lạt, Bảo Lộc được lòng du khách bởi khí hậu mát mẻ, ôn hòa và nhiều thắng cảnh đẹp: Đồi chè Tâm Châu, Thác Damb’ri, Chùa Linh Quy Pháp Ấn,…
Với định hướng trở thành đô thị hạt nhân phía Nam của Lâm Đồng, nơi đây ngày càng thu hút lượng lớn giới trí thức, chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, thành phố trẻ này còn thu hút nhiều “đại gia” địa ốc với loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng chú trọng yếu tố gần gũi thiên nhiên. Sự xuất hiện này như một đòn bẩy giúp BĐS nơi đây thăng hạng nhanh chóng và gia tăng giá trị không ngừng.
Hơn nữa, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng ngày càng cải thiện cũng trở thành điểm cộng đối với Bảo Lộc. Sắp tới, khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương hoàn thiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lộc, tạo điều kiện cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Khi đó, nhu cầu sở hữu second-home được dự báo sẽ tăng mạnh, mang đến lợi nhuận cho cả giới đầu tư cho thuê lẫn giao dịch thứ cấp.
Với tất cả lợi thế sẵn có, Bảo Lộc là miền đất hứa để phát triển second-home phục vụ nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, khai thác kinh doanh homestay/khách sạn hoặc làm tài sản tích lũy lâu dài cho thế hệ sau. Đây cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai theo đuổi chủ nghĩa sống xanh – an lành.
Theo Nhịp sống kinh tế