iris residence gate 2

Trong bối cảnh quỹ đất tại TP.HCM ngày càng khó kiếm, giá tăng cao, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang khu vực vùng ven, nơi có hạ tầng đồng bộ và nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Xu hướng sống ven đô tăng lên sau dịch

Hiện nay, khi quỹ đất tại TP.HCM ngày càng khó kiếm, giá đất đô thị tăng cao, nhiều nhà đầu tư dần chuyển hướng sang các khu vực vùng ven để tìm kiếm cơ hội. Mặt khác, đại dịch Covid-19 trở thành “cú huých” thúc đẩy xu hướng sống ven đô, rời xa đô thị ngày càng mạnh mẽ, tạo sức nóng cho thị trường bất động sản vùng ven.

Theo các chuyên gia, chuyển dịch về vùng ven giờ đây trở thành lựa chọn của nhiều người khi giải quyết được các bất cập của cuộc sống đô thị như giao thông ùn tắc và hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Với mong muốn được nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe tăng lên, nhiều người cũng có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm nhà ở cao cấp, trong khu dân cư khép kín với đầy đủ tiện ích đồng bộ để làm nơi tránh dịch an toàn cho cả gia đình.

Xuất phát từ xu hướng này, nhà đầu tư khắp nơi đang đổ về Cần Giuộc (tỉnh Long An) để đón đầu “làn sóng” sống ven đô của dân TP.HCM. Nếu so sánh với các huyện thuộc vùng TP.HCM mở rộng, Cần Giuộc được đánh giá là có vị trí địa lý hàng đầu khi chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến 20km. Huyện còn nằm trên quốc lộ 50, là cửa ngõ từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến trung tâm TP.HCM. Ngoài ra, các tuyến đường huyết mạch đi qua Cần Giuộc như quốc lộ 50, đường tỉnh 830, đường tỉnh 835B, đường tỉnh 826C liên tục được mở rộng và nâng cấp.

Cần Giuộc còn hứa hẹn trở thành tâm điểm của Long An khi đóng vai trò then chốt là khu đô thị vệ tinh 1 với diện tích lên đến 19.000ha. Đặc biệt, mới đây, Ban quản lý Khu kinh tế Long An còn đề xuất quy hoạch khu siêu kinh tế quy mô 32.000 ha. Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những khu kinh tế lớn nhất cả nước, quy mô tương đương các khu kinh tế lớn trên thế giới.

Theo các chuyên gia, Cần Giuộc từ lâu đã là điểm thu hút đầu tư vào hàng loạt các khu công nghiệp. Đây là địa phương giáp ranh TP.HCM duy nhất sở hữu cảng biển quốc tế. Điều này giúp Cần Giuộc không chỉ là cửa ngõ kết nối TP.HCM với các tỉnh đồng bằng song Cửu Long mà còn là cửa ngõ giao thương ra quốc tế.

Ngoài ra, Long An là địa phương dẫn đầu về thu hút nguồn vốn FDI năm 2021 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD tại huyện Cần Giuộc (chiếm tới 84,2% tổng vốn đầu tư của Long An).

Đón đầu xu hướng sóng ven đô chỉ với 600 triệu đồng

chuan 1docx 1636669766725
Theo ghi nhận, nguồn cung mới nhất đến từ dự án Iris Residence của Iris Land, tọa lạc trên mặt tiền Quốc lộ 50, huyện Cần Giuộc, cách trung tâm TP.HCM chỉ khoảng 20km. Dự án được thiết kế thành khu nhà ở khép kín, với quy mô 3,8ha đang là tâm điểm nhắm đến của nhiều nhà đầu tư. Iris Residence được thiết kế với nhiều tiện ích khép kín như: Clubhouse bao gồm hồ bơi, minimart, gym & yoga, nhà hàng & cafe; công viên đa chủ đề; khu BBQ; trường mầm non… Dự án này còn được quản lý vận hành bởi Anabuki Nhật Bản – là một trong những đơn vị quản lý theo chuẩn phong cách Nhật Bản, được nhiều chủ đầu tư uy tín lựa chọn.

Mặc dù ra mắt ngay thời điểm đại dịch Covid-19 vừa được kiểm soát, song chủ đầu tư Iris Land cũng dành nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng như giãn tiến độ thanh toán, chiết khấu hậu mãi cho những khách hàng nhanh tay chốt cọc. Theo đó, chỉ cần số vốn ban đầu 600 triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể sở hữu ngay một sản nhà phố trong tổng số lượng sản phẩm giới hạn, chỉ 263 căn nhà phố và shophouse.

Một căn nhà phố ven đô, trong khu đô thị vệ tinh, cách Nam Sài Gòn 20 phút, cách các công trình kinh tế trọng điểm khu vực bán kính 10km, song mức giá chỉ bằng một căn chung cư 60m2 tại TP.HCM được xem là hiếm thấy trên thị trường bất động sản hiện nay. Mức giá này cũng chỉ bằng 1/3 giá nhà phố trong khu dân cư cùng phân khúc tại Bình Chánh. Với mức giá này, Iris Residence được đánh giá sẽ là “thỏi nam châm” hút khách mạnh mẽ tại thị trường bất động sản phía Nam vào dịp cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế